CON NGƯỜI: PHẦN LỊCH SỬ LÃNG QUÊN (10)

Con Người:
Phần Lịch Sử Lãng Quên (tt)

Man, A Forgotten Fragment of History. Mohini Chatterjee và Laura Holloway

 

 Xem Các Bài CON NGƯỜI: PHẦN LỊCH SỬ LÃNG QUÊN

Từ nhận xét trên chuyện thấy rõ ràng là huyền bí học khuyến khích ai học hỏi nó việc cần có ước ao nồng nhiệt không nguôi là làm tròn bổn phận, nhận biết hoàn toàn sự hợp nhất của cá nhân với vạn vật. Có nhận biết tình cảm về sự thật vĩ đại này chưa đủ mà phải ý thức trong mỗi hành vi của cuộc sống. Để bắt đầu, học viên do đó phải thực hiện mọi việc trong khả năng của mình để làm lợi cho vạn vật nơi cõi phàm, và chuyển hành vi của mình lên cõi trí và tinh thần cao hơn khi họ phát triển thêm…
Điều này dẫn chúng ta đến thành đạt thứ ba, là việc có được sáu hạnh.

1. Hạnh thứ nhất Phạn ngữ gọi là ‘Sama’ là làm chủ hoàn toàn cái trí (gốc của tình cảm và dục vọng), bắt nó phục tùng tri thức đã được thanh tẩy và tăng cường, nhờ hai phát triển đã nói ở trên. Làm được vậy, cái trí được quét sạch hết mọi dục vọng xấu và khờ dại.
Lời khuyên chỉnh đốn trí não trước khi thanh tẩy hành vi thoạt nghe có vẻ lạ, nhưng suy gẫm thì sẽ thấy thực tế hiển nhiên là vậy. Ta đã thấy cách những ảnh hưởng khác nhau được một lượng năng lực cố định gây ra tùy theo cõi mà việc diễn biến, và chắc chắn cõi trí cao hơn cõi của cảm quan. Chuyện kế là, cưỡng ép không làm điều xấu cõi trần chỉ làm năng lực ấy, điều duy nhất có thể cho ta khả năng đạt tới chân lý, tiến rất ít.
Tư tưởng của ta, được hoàn cảnh thông thường quản trị theo luật liên kết, làm ta suy gẫm về những sự việc trong quá khứ, và do đó sinh ra xáo trộn cho trí và làm tiêu hao năng lực cái trí như ta lập lại nhiều lần hành vi ấy. Thế nên ‘Sama’ thực sự là việc phá vỡ luật về sự liên kết các ý tưởng làm nô lệ óc tưởng tượng của ta; khi óc tưởng tượng được thanh tẩy thì khó khăn chính được loại trừ.

2. Hạnh thứ nhì là ‘Dama’ hay là giới, là việc làm chủ hoàn toàn hành vi của xác thân, là hệ quả tất yếu của hạnh trên.

3. Hạnh thứ ba ‘Uparati’ hay lãnh đạm là việc tử bỏ mọi tôn giáo chính thức và khả năng xem xét sự vật mà không bị xao động chút nào về việc thực hiện những phần việc ta tự đặt để cho ta. Đòi hỏi ở đây người chí nguyện muốn có hiểu biết tinh thần không để cho thiện cảm và sự hữu dụng của họ bị giới hạn bởi việc chế ngự của bất cứ hệ thống giáo quyền nào, và việc từ bỏ của họ đối với vật thế tục không nên làm chỉ vì không biết giá trị của chúng. Khi đạt tới mức này thì không còn nguy hiểm bị cám dỗ. Thi sĩ Ấn nói rằng chỉ có người như vậy là có được sức mạnh giữ được bình thản trong trí trước sự cám dỗ.

4. Hạnh thứ tư là ‘Titiksha’ hay dứt bỏ, là không còn ham muốn và luôn sẵn lòng từ bỏ mọi vật trên đời. Tiêu biểu cho điều này trong sách vở huyền bí của chúng tôi là việc không oán hận khi có lỗi lầm. Có được hạnh này hoàn toàn rồi thì trong trí nẩy sinh lòng hân hoan, xóa bỏ hết mọi dấu vết về lo lắng.

5. Hạnh thứ năm là ‘Samadhana’, làm học viên không sao có thể đi trệch đường đúng. Về một nghĩa hạnh này bổ túc cho hạnh thứ ba ở trên. Trước hết, mọi động lực ích kỷ cám dỗ con người đi ra ngoài con đường đã chọn không còn chi phối được họ, và sau cùng họ làm mình hoàn thiện đến mức khi một làm nhiệm vụ, họ có thể không ngần ngại làm bất cứ việc chi ngoài đời mà biết chắc là sau khi xong việc tự đặt cho mình, họ sẽ quay trở về đời sống thường nhật.

6. Hạnh thứ sáu ‘Sraddha’ cần để làm tròn công việc của người sơ sơ, là sự tin tưởng hoàn toàn vào khả năng  chỉ dạy của bậc Thầy, và khả năng học hỏi của riêng họ. Tầm quan trọng của hạnh này dễ bị hiểu lầm. Việc tin tưởng không sai chạy vào vị tôn sư được đòi hỏi không phải để tạo nên hệ thống giáo sĩ, mà có lý do hoàn toàn khác hẳn. Chuyện dễ hiểu là mọi người không có cùng khả năng tiếp nhận chân lý. Tới một điểm nào đó, trí ta đầy không tiếp nhận được nữa, như bầu không khí tới điểm bão hòa và không thể hấp thu thêm hơi.
Khi cái trí của bất cứ ai tới mức đó, một chân lý mới mẻ trở thành không phân biệt được với điều giả. Nó muốn nói chân lý phải tăng trưởng từ từ từng chút một trong tâm ta, và kinh Bhagavad Gita có lời ngăn cấm rõ ràng về ‘làm xáo trộn đức tin của khối đông’ qua việc đột nhiên tỏ lộ hiểu biết bí truyền. Cùng lúc, ta cần nhớ là không thể mong ai đi tìm điều mà thực tại của nó chưa chắc có, tựa như cõi mơ màng của ai ghiền thuốc phiện không hề là đề tài mạo hiểm cho ai khác.
Chân lý mà những quan năng cao hơn của bậc đạo sư cảm nhận được thì không thể chứng minh cho ai chưa phát triển các quan năng này, và điều có thể làm chỉ là vạch cho thấy nó phù hợp với những chân lý đã được biết, và sự khẳng định của những ai tuyên bố là họ biết. Sự chấp thuận của ai tài năng có thẩm quyền là đủ bảo đảm việc nghiên cứu sẽ không vô ích. Nhưng chấp nhận bất cứ thẩm quyền nào là tối hậu, và bác bỏ việc cần có xem xét độc lập, có tính phá hoại cho mọi tiến bộ. Không gì có thể nên nhắm mắt tin, không thắc mắc. Thực vậy, triết gia đông phương đi xa tới độ nói rằng chỉ căn cứ hoàn toàn vào thẩm quyền cho dù kinh sách, cũng là có tội. Tôn sư chúng tôi nói, ‘Luật khôn ngoan và không thể vi phạm của chúng ta cấm bậc đạo sư, nghĩa là tinh thần thể hiện, làm cho một ý chí khác và yếu hơn của một người sinh ra được tự do, bị lệ thuộc vào ngài’.
(Điểm này thú vị và đáng chú ý. Nói thêm thì trong giai đoạn đầu của Hội có đòi hỏi muốn thấy hiện tượng, và do đó nhiều hiện tượng được tạo ra. Chúng đều thật, tuy nhiên các Chân sư sắp xếp sao cho luôn luôn có một điểm yếu trong diễn tiến dẫn đến hiện tượng, một điểm đáng ngờ, để ai hoài nghi có thể vạch ra, vin vào đó mà bác bỏ, cho rằng hiện tượng không có thật. Lý do được ông Jinarajadasa giải thích là thái độ tin tưởng hoàn toàn vào quyền năng dù của bất cứ ai làm con người không tiến, nên các ngài không muốn sự việc toàn hảo không có khe hở nào để nghi ngờ, mà có điểm không chắc để con người giữ thái độ là không hoàn toàn tin tưởng vào điều chi, kết quả là trí não được kích thích tự mình đi tìm sự thật)
Ta có thể hỏi, tại sao có việc đòi hỏi tin tưởng vào chỉ dạy của các Chân sư ? Câu trả lời nằm ngay trước mắt ta. Không ai bỏ công tìm hiểu về điều họ không tin là thật. Sự tin tưởng không hề muốn nói ta ngưng không suy xét nữa.
Phần hai của đòi hỏi, việc tin tưởng vào khả năng học hỏi của ta, là căn bản không thể không có cho mọi nỗ lực muốn tiến bộ. Giây phút ai hoàn toàn tin là họ không thể nhận thức lý tưởng cao nhất mà họ có thể cảm nhận được, thì họ trở thành như thế; niềm tin - có vẻ như hỗ trợ họ - vào khuyết điểm thực ra lấy mất đi sức mạnh của họ; không ai có khát vọng cho điều mà họ xem là tuyệt đối nằm ngoài tầm tay của họ. Huyền bí học dạy chúng ta rằng sự hoàn thiện vô tận là gia tài của chúng ta. Ta phải không được tự hạ mình đối với cái ngã thiêng liêng sâu kín nhất bên trong của ta là Atma, vì đó là tội lỗi không thể tha thứ được…

7. Hạnh chót ‘Mumukshatva’ đòi hỏi là ước ao mạnh mẽ được giải thoát khỏi cuộc sống có điều kiện và cho việc chuyển hóa thành Một Sự Sống. Thoạt nhìn thì đòi hỏi này có vẻ như dư thừa, vì trên thực tế có liên can đến hạnh thứ hai. Nhưng ý đó sai giống như cho rằng Niết Bàn là việc tịch diệt của sự sống. Hạnh thứ hai là việc không có ham muốn sự sống như là phương tiện để có vui thích ích kỷ; trong khi hạnh thứ tư là ước vọng tích cực và mạnh mẽ về loại cuộc sống mà chỉ ai đã đạt ba hạnh đầu có thể có ý niệm đầy đủ. Tất cả điều cần nói ở đây là người ta cho rằng người sơ cơ biết bản chất thực của chân ngã của mình, và có quyết tâm giữ lại hiểu biết đó mãi mãi, và như thế bỏ được xác thân được tạo bằng cách cho phép ý niệm ‘cái tôi’ ràng buộc vào vật giả tạm.
Nay ta xét qua việc phải có phần tối thiểu những hạnh trên không thể thiếu được để học hỏi thành công huyền bí học. Nếu ước muốn được giải thoát, là thành đạt chót, chỉ mạnh vừa phải, mà hạnh thứ hai, dửng dưng với thành đạt do hành động của mình, được phát triển hoàn toàn, và sáu hạnh phát triển đáng kể, thành công đạt được với sự trợ giúp của Chân sư.  Nhưng nếu tất cả hạnh đều mạnh, người đệ tử có thể đạt tới quả vị Chân sư trong cùng kiếp. Dầu vậy nếu không có hai hạnh thứ hai và tư, sáu hạnh chỉ là vô ích. Chela thực thụ là những ai đã có bốn hạnh tới một mức nào đó, và trên thực tế là được luyện để đạt quả vị Chân sư trong kiếp này; hàng đệ tử dự bị là những ai chuẩn bị để được thu nhận dưới sự chỉ dẫn của thầy họ.
Vài điều có thể nói ở đây về ‘Chela tại gia’, những ai học hỏi huyền bí học mà không có ý định làm đệ tử. Ta thấy rõ là với việc học lý thuyết triết lý bí truyền người ta có thể đạt được hạnh thứ nhất trong bốn hạnh, ta không thể nói quá về ảnh hưởng của việc này trong việc ấn định kiếp tới của họ; năng lực sinh ra việc ấy sẽ khiến họ tái sinh trong hoàn cảnh thuận lợi để đạt được những hạnh kia, và để có tiến bộ tinh thần nói chung.
Chela tại gia, theo ý của tên, là người nam và nữ trong đời, tuy hiểu biết về đời sống và chỉ dạy cao hơn, và tôn kính bậc thầy, vẫn chưa thể khắc phục được ước vọng riêng về đời sống thế tục. Họ giới hạn sự tăng trưởng tinh thần của mình do tuân theo những ràng buộc mà Karma đặt để cho họ, và tuy nhận biết những điều có thể có về tinh thần con người, chưa đạt tới điểm gợi nên quyền năng ẩn tàng trong người họ do có ý chí sắt đá.
… Chela tại gia có thể thành Chela dự bị bất cứ khi nào họ muốn, và khi họ sẵn sàng thì cửa thâu nhận mở ra cho họ. Mỗi người có đặc ân đạt được tất cả những gì có thể có được cho bất cứ ai, luật nhân quả quản trị mọi người như nhau … Hiểu biết trí tuệ về triết lý bí truyền không phải không có lợi ích của nó. Sankara, một trong các vị tôn sư bí truyền cao cả nhất của Ấn Độ, nói, ‘việc học hỏi lý thuyết triết lý, dù không có những hạnh đòi hỏi đi kèm, cho ra nhiều công đức tám mươi lần hơn việc thực hiện tất cả những bổn phận mà tôn giáo đòi hỏi.’
Có hiểu lầm to tát về các Mahatma trong thế giới, và quan niệm bị bẻ cong về bản tính, sự thành đạt tinh thần, và liên hệ của các ngài với con người. Các ngài được xem là hoàn toàn không có tình cảm con người hay thiện cảm với sự bất toàn và yếu đuối của nhân loại. Ý niệm sai lạc này có là do vài nguyên nhân mà cái chính là sự ích kỷ của chính chúng ta, ngăn không cho thể hiện lòng không ích kỷ toàn hảo.  Các  ngài là người phục tùng công lý trừu tượng; tôi tớ của luật bất biến, không thay đổi; quyền năng các ngài càng to, việc tuân theo luật của các ngài càng lớn hơn nữa. Các ngài vô ngã, không có tư lợi để thỏa mãn hay ưa thích riêng để biểu lộ. Vì vô ngã, và trong cách xử sự không có sự thù nghịch hay tình thân, ai không thể hiểu những lý tưởng cao cả và động cơ thanh cao như thế hiểu lầm các ngài.
Không giống như người bình thường với khuyết điểm riêng; vượt lên trên giới hạn của nhu cầu và ham muốn hằng ngày; không bị trói buộc bởi những mối dây câu thúc người phàm; các ngài hoàn toàn sống trong tinh thần. Hồ nước trên núi cao là bản thể các ngài thì không hề có nước xáo động, vì làn gió của ham muốn không hề thổi qua linh hồn các ngài; nó luôn luôn là tấm gương trong trẻo phản ảnh sự sống vĩnh cửu, và tuôn rải bình an khắp chung quanh.
Lòng không ích kỷ của các Mahatma cho ra một tiêu chuẩn về công lý là không cho có hành động nào gây hại cho ai thấp thỏi nhất trong chúng ta, dù nó làm lợi cho đa số. Các  ngài nhìn vào một cá nhân và mục đích cả quyết đạt Niết Bàn (tuyệt đỉnh của mọi sự hiểu biết) nói cho cùng ‘chỉ là lòng ích kỷ được vinh quang và nâng cao, và chỉ bằng việc tự hy sinh theo đuổi phương tiện tốt đẹp nhất đưa người cạnh ta vào con đường đúng, khiến cho càng nhiều đồng loại của ta được lợi ích càng hay, mới là quả vị Chân sư chân thật’. Các  ngài gạt bỏ cái ngã, cái tôi ảo ảnh và nhìn nhận chân ngã trong cuộc sống thiêng liêng. Tôn sư chúng tôi nói, ‘Nếu không ích kỷ, chúng ta phải cố gắng làm người khác thấy Chân lý cùng nhận định sự hiện thực của Chân ngã, mà các nhà truyền đạo gọi là Phật, Ki-Tô hay Thượng Đế.’
Nếu con người có thể hiểu sự hiện hữu gì có thể có mà không có việc ‘tranh sống’ - là nguồn phong phú và thực của đau đớn, khổ não và tội phạm - họ sẽ có nhận thức đầu tiên về chiều cao đạo đức và quan niệm tinh thần của đời sống các ngài. Tuy nhận biết lý do cho sự tranh sống này, và hiểu đúng đắn động cơ … con người có ao ước vượt lên trên ham muốn và làm tròn đúng đắn bổn phận gia trưởng của họ và là thành viên trong xã hội, cần nói rằng có một cõi của sự sống nơi không có các lý do ấy, và không có việc tranh sống. Niềm tin vào sự thật này nằm sâu kín trong nội tâm của ta, đến từ tinh thần bên trong, và ta ý thức nó khi có hiểu biết về giá trị và việc không có giá trị của đời sống phàm trần này, và vô số những điều có thể có nằm vượt qua nó.
Các Mahatma không làm ngơ điều kiện của đời sống hằng ngày, các ngài ý thức giới hạn mà nó tự đặt ra cho mình, và  có thiện cảm tràn đầy và cảm thương với khối đông nhân loại; nhưng cái cao không thể cúi xuống cái thấp, mà cái thấp phải thấy chiều cao bên trên và leo lên nếu nó muốn. Ta chớ bao giờ nghĩ rằng các Mahatma là vị tạo tác; các ngài chỉ là người gợi hứng và giáo dục. Với nhãn quan tinh thần tuyệt hảo, các ngài có thể nhận ra tia lửa tinh thần nhỏ bé nhất trong tâm người, và không bỏ mất cơ hội nào để khơi cho tia lửa có sức sống và sinh hoạt. Chỉ những ai tự tử tinh thần, hay ai dửng dưng, bằng lòng với những đức tính tiêu cực, là hoàn toàn gạt bỏ ảnh hưởng tốt lành của những linh hồn cao cả này.
Không có gì nghi ngờ là các Mahatma có phần nhân tính trong đặc tính của các ngài; nhưng nó hòa hợp không thể phân biệt được với bản chất tinh thần cao hơn của các ngài, nên không ai tìm cách phân hai phần của bản thể các ngài có thể mong hiểu được đúng đắn mỗi phần. Những gì tạo nên phần lớn cuộc sống thường nhật của ta không  đi vào bầu không khí an nhiên nơi các ngài sống. Quan niệm thông thường về thói đời mà hay có hiểu lầm là chính cuộc sống, không có chỗ trong sự sống thực. Đến với các Mahatma theo cách này thì hoàn toàn vô vọng. Các  ngài không nhìn vào con người bên ngoài, cao hay thấp, giầu hay nghèo, khôn khéo hay thô kệch; con mắt tinh thần xuyên thấu vẻ ngoài của sự hiện hữu và nhận biết bản tính bên trong của chúng ta. Nhưng, khi nhìn ngắm phần tinh thần của mỗi cá nhân, các ngài không thể giúp gì đi quá giới hạn mà karma của người ấy cho phép có. Các Mahatma là cộng tác viên với thiên nhiên mà không phải là kẻ phá hoại nó.

KẾT LUẬN

Độc giả cần nhớ rằng quyển sách nhỏ này chỉ nói về vài chặng qua đó cuộc tiến hóa của con người đi qua trong chu kỳ tiến triển của họ, và không hề là khảo luận đầy đủ. Nó bắt đầu với vòng thứ tư, khi con người và vũ trụ của họ ở thể tình cảm và không kể tới những phát triển đạt được ở các chu kỳ lớn hơn gọi là cuộc tuần hoàn; dầu vậy ai chú ý sẽ có thể tiếp tục việc học hỏi vào những bầu cao hơn và chu kỳ lớn hơn dùng Luật Tương Đồng, ứng dụng không sai chạy trong trọn thế giới. Nơi cõi trung giới nhân loại trải qua bẩy mẫu chủng trước khi nó sang đời sống hữu hình và bắt đầu đi vào vật chất. Mầm của con người, khi có hình dạng đầu tiên, là ‘bầu có cánh hay con bọ rầy’ của người Ai Cập.
Trong bẩy chi chủng của mẫu chủng đầu tiên hữu hình, con người phát triển phần thô sơ sớm nhất của ngũ quan mà nay chúng ta có ở mức toàn hảo cao hơn không kể được, và hai cảm quan khác nói chung chưa được nhận biết hiện nay vì lý do sau. Mỗi mẫu chủng theo sau, qua bẩy chi chủng của nó, tiếp tục việc phát triển các cảm quan theo một thứ tự cố định có sắp xếp kỹ tới mức giới hạn có thể có được vào lúc đó. Chúng ta thuộc mẫu chủng thứ năm, và năm chi chủng đã xuất hiện, có ngũ quan phát triển trọn vẹn, còn hai cảm quan chót vẫn còn ở giai đoạn phôi thai nơi cõi này. Trong vòng giới hạn của mẫu chủng chúng ta, mỗi chi chủng đặc biệt phát triển một trong các ngũ quan. Người Aryan Á châu là chi chủng thứ nhất phát triển nhãn quan mạnh hơn hết, thấy qua kỹ năng cao hơn của họ trong việc phân biệt những sắc mầu và hợp chúng hài hòa; còn chi chủng thứ năm, chính yếu là người Âu châu, phát triển mạnh nhất về vị giác.
Bởi con người không có hai cảm quan chót ở mức nào đáng kể, ta đặt chúng vào loại trực giác mơ hồ. Nơi các nhánh nhóc còn sót lại của các mẫu chủng trước mà nay đang mau lẹ biến mất trên địa cầu, hai cảm quan này được phát triển tuy ở mức thấp hơn rất nhiều so với ngũ quan nơi chúng ta. Nhiều cảm nhận mà ta cho là trực giác, và do vậy không đáng tin, thu hút trí của người sơ khai y như cảm nhận nào khác đối với ta. Nhưng theo luật Trì Trệ mà sự xuất hiện của một giống tiến hóa cao luôn luôn áp đặt lên giống thấp hơn, những cảm quan này giờ gần như là mất dạng. Ai ý thức sự tùy thuộc lẫn nhau của tâm thức con người và môi trường chung quanh của họ, hiểu cách mà sự thay đổi các điều kiện trên trái đất, đi kèm với sinh lực mạnh mẽ của mẫu chủng ưu thế, làm cuộc tiến hóa của mẫu chủng thấp hơn bị thay đổi, và lần lần ép buộc cái sau phải uốn nắn theo khuôn mẫu cái trước hay bị diệt chủng hoàn toàn. Đây là luật sinh ra thiên tai theo định kỳ, đánh dấu sự chấm dứt ưu thế của một chủng tộc và sự khởi đầu của một chủng tộc khác.
Thị giác là cảm quan đầu tiên được phát triển, tiếp theo là xúc giác, rồi lần lượt là thính giác, khứu giác và vị giác. Sự phát triển của cảm quan diễn tiến ở cõi cao hơn cho mỗi mẫu chủng kế tiếp và ở mẫu chủng thứ ba, nó cho con người ý chí cá nhân và làm họ rất giống như ngày nay, chịu sự sinh tử ở cõi trần; việc phân chia phái tính từ nhân loại lưỡng tính đã xẩy ra trước đó. Nền văn minh giống như của chúng ta cũng khởi sự ở mẫu chủng này, nhưng thiên tai lớn lao là yếu tố rất quan trọng trong cuộc tiến hóa của giống dân, đã quét trôi dấu tích của họ trên địa cầu.
Mẫu chủng thứ tư, người Atlantis mà vài ký ức về lục địa đã mất này vẫn còn lưu lại giữa chúng ta, tạo nên một nền văn minh mà về mặt vinh quang vật chất vượt xa chúng ta, tuy thực ra nền văn minh của chúng ta ở cõi cao hơn vì có nét trí tuệ mà không phải chỉ là ham muốn vật chất. Mẫu chủng ưu thắng hiện nay, tức thứ năm, tuy gọi là sắc dân Aryan nhưng có nguồn gốc ở Trung Á rồi từ đó lan ra khắp nơi trên địa cầu. Việc phân tán của nó sinh ra phát triển lớn lao về nghệ thuật và khoa học, và dẫn tới sự biểu lộ khác nhau của ngôn ngữ tiên khởi và tôn giáo.
Các đề tài này quá đỗi rộng lớn nên hiển nhiên là không thể có trình bầy đầy đủ trong giới hạn hợp lý, nhưng nỗ lực của sách này sẽ không phải là vô ích nếu nó đưa tới việc nghiên cứu rộng rãi hơn và hiểu biết khá hơn về con người, nguồn gốc và vận mạng của họ.

HẾT

 

Quyển Man, A Forgotten Fragment of History là nỗ lực đầu tiên của các Chân sư đưa ra dữ kiện về lịch sử các giống dân, mà sau đó bộ The Secret Doctrine đi vào chi tiết hơn. Thư của đức KH gửi bà Holloways cho thấy cách sách được soạn, ngài viết: Con phải làm như ta dặn. Đọc cho HPB và ông Olcott nghe các chương của sách, chân sư M cùng DK sẽ theo sát và qua HPB sẽ ngưng con lại khi có gì cần sửa đổi … Những thư khác cho lời dặn dò kỹ muốn nói Chân sư rất quan tâm về sách, xin mời bạn tìm đọc thêm.